Thần Lương Hằng Ngày

PVLC Tuần 6 Thường Niên Năm B

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Mùa Thường Niên hậu Giáng Sinh kéo dài tối đa là 9 tuần và ngắn nhất là 5 tuần.

Năm 2024 theo chu kỳ Năm B này kéo dài tới tuần Thứ VI, 

nhưng trong tuần thứ VI này lại bao gồm cả 4 ngày đầu của Mùa Chay, bao gồm cả Thứ Tư Lễ Tro.

Mùa Chay là thời điểm phụng vụ để ăn năn thống hối tội lỗi của mình,

một tội lỗi, bắt đầu từ nguyên tội, đã làm cho con người bị biến dạng, 

trở thành dị dạng đến quái dạng như người phong cùi trong bài Phúc Âm Chúa Nhật VI Thường Niên Năm B,

một dị dạng và quái dạng đã trở thành hiện thực hơn ai hết nơi Người Cùi Giêsu

Thật vậy, nơi cuộc khổ nạn và tử giá của mình, được Giáo Hội bắt đầu hướng tới từ Mùa Chay và lên đến tột đỉnh vào Tuần Thánh, 

một cuộc khổ nạn và tử giá cho thấy Người Cùi Giêsu "không còn hình tượng con người... bị loại ra khỏi nhân sinh" (Isaia 52:14, 53:8), 

thậm chí còn hơn là một người cùi nữa, ở chỗ "tôi đã trở nên như loài sâu bọ, không còn là một con người" (Thánh Vịnh 22:6),

đến độ Cha của Người như không còn nhận ra Người Con đồng bản thể với Ngài nữa khiến Người phải than lên: "Sao Chúa bỏ rơi tôi" (Mt. 27:46).

Là thân phận tội nhân cùi hủi xấu xa ghê tởm trước Thánh Nhan vô cùng toàn hảo của Thiên Chúa, 

nhưng với tất cả lòng tin tưởng vào LTXC nơi Ngôi Lời Nhập Thể Vượt Qua là Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai Cứu Thế,

và với sự sống phục sinh nơi bản thân chúng ta được Người thông ban cho chúng ta qua Phép Rửa thánh tẩy tái sinh, 

chúng ta lại tiếp tục hiệp thông cử hành Mầu Nhiệm Người Cùi Giêsu trong PVLC Tuần VI, bao gồm 4 ngày đầu của Mùa Chay ở những đường kết nối sau đây:

bé tĩnh


Tuần 6

 Chúa Nhật Người Cuì Giêsu 

https://youtube.com/live/-_0KDuf2t_8 (livestream trực tuyến)

 MTN.VI-B.mp3 / https://youtu.be/lz5iCKpaQaQ 

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinMTN.CNVI-B.mp3 / 

https://youtu.be/iznmRrNTo0U

ChiCoLTXCMoiLamNenNgayXuanNgayTet.mp3 / 

https://www.youtube.com/watch?v=6Oq6_OLdlj0 

(11/2 - Chúa Nhật, Mùng 2 Tết)

 LeMeLoDuc.mp3 (11/2 - Chúa Nhật) / MeLoDuc.mp3 / 

https://youtu.be/mSCBGQZxENM

 (Lời Đức Mẹ nói, Bí Mật Lộ Đức và Phép Lạ Lộ Đức)

Thu.2.VI-TN.mp3

Thu.3.VI-TN.mp3

Mấy ngày đầu Mùa Chay

MC.LeTro.mp3 / https://youtu.be/krR6-bUvQ_k

DTCPhanxico-BaiGiangLeTro.mp3 / 

https://youtu.be/fASLLAYUo5M

MC.Thu.5.SauLeTro.mp3

MC.Thu.6.SauLeTro.mp3

Thu.7.SauLeTro.mp3

 


ĐỨC KITÔ - PHỤC HỒI

Trong các thứ bệnh hoạn tật nguyền của loài người, có lẽ chứng phong cùi là một chứng bệnh không nguy tử nhưng khốn nạn nhất. Bởi nó chẳng những làm con người bị biến hình biến dạng và trở thành dị hình dị dạng nơi thân thể của họ mà nó còn cô lập hóa họ khỏi xã hội loài người, bao gồm cả chính những người thân yêu nhất của họ trong gia đình, để tránh lây nhiễm cho chính những người thân yêu ấy cũng như cho chung cộng đồng xã hội của họ.

Đó là lý do, để bảo vệ lợi ích cho chung cộng đồng, chính Chúa là Thiên Chúa của Dân Do Thái đã truyền qua Mosen về trường hợp của những con người nạn nhân của chứng bệnh phong cùi này ở Bài Đọc I hôm nay như sau: "ai mắc bệnh phong cùi, và tư tế ra lệnh phải ở riêng, thì phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế. Bao lâu người đó còn mắc bệnh phong cùi và ô uế, họ phải ở riêng một mình ngoài trại".

Muốn trở về sống với gia đình và cộng đồng xã hội thì nạn nhân phải được lành sạch hoàn toàn như trước, và cần phải được chứng nhận bởi thành phần tư tế trong dân là thành phần lo về vấn đề tế tự thánh hảo (xem Levi 14:1-32), vì họ chính là những vị chức sắc tôn giáo có thẩm quyền mà ai thấy mình có triệu chứng phong cùi phải đi trình diện với họ, như Thiên Chúa đã qui định được Bài Đọc I hôm nay ghi lại thế này: "Nếu người nào thấy da thịt mình xuất hiện màu sắc khác thường, hoặc mụn nhọt hay những vết bóng láng, đó là dấu bệnh phong cùi, phải đem họ đến tư tế Aaron, hoặc đến một vị nào trong các con trai của ông".

Bởi thế chúng ta không lạ gì sau khi chữa lành cho một nạn nhân bị phong cùi trong Bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đã căn dặn anh ta phải cẩn thận tuân thủ điều khoản đi trình diện với các vị tư tế rằng: "Anh hãy ý tứ đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh".

Có thể nói chứng bệnh phong cùi là hình ảnh xác thực nhất về bản chất của tội lỗi, một bản chất xấu xa nhơ nhớp nên cần phải thanh tẩy (rửa tội và xưng tội), một bản chất xấu xí dị ngợm đang ghê tởm (làm biến hình biến dạng hình ảnh thần linh nguyên thủy nơi con người tạo vật được Thiên Chúa dựng nên), một bản chất gây lây nhiễm (bởi gương mù gương xấu của tội lỗi là những gì vốn hợp với bản chất hướng hạ và thích rộng rãi buông tuồng của bản tính con người), và cũng là một bản chất có tác dụng tự cô lập hóa con người vấp phạm (vì tội lỗi tự nó làm cho chủ thể phạm nhân bị mất đi mối liên hệ với chính Thiên Chúa cũng như với tha nhân đồng loại của họ).

Riêng về khía cạnh lây nhiễm của chứng bệnh phong hủi này, một khía cạnh ám chỉ đến tội lỗi của con người tự nó cũng là một thứ gương mù gương xấu, rất nguy hiểm cho cộng đồng xã hội loài người nói chung, nhất là thành phần yếu đuối nhẹ dạ nói riêng. Phải chăng đó là lý do Giáo Hội đã chọn Bài Đọc II cho Chúa Nhật VI Thường Niên này một đoạn thư của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Corintô, trong đó ngài khuyên nhủ Kitô hữu chẳng những đừng gây gương mù mà còn nhắm đến lợi ích thiêng liêng của tha nhân nữa: "đừng nên cớ cho người Do-thái, dân ngoại hay Hội thánh của Thiên Chúa phải vấp phạm. Như tôi đây, tôi cố làm hài lòng mọi người trong mọi sự, không tìm điều gì lợi ích cho tôi, nhưng tìm điều lợi ích cho nhiều người, để họ được cứu rỗi".

Một nạn nhân phong cùi sống lẻ loi cô độc một mình ở một nơi xa xôi hẻo lánh thì chẳng khác gì như một bóng ma thấp thoáng ở ngoài nghĩa trang nào đó gần khu vực loài người sinh hoạt xã hội. Họ chẳng khác nào như một thứ đồ bỏ của xã hội, ai cũng sợ họ và tránh xa họ. Họ cảm thấy vô cùng nhục nhã và tủi hổ. Một con vật nuôi trong nhà còn được gần chủ nhân con người; còn họ, với chứng bệnh phong cùi, họ còn bị coi thua kém hơn cả một con vật nuôi trong nhà nữa. Con người được dựng nên để sống có đôi, có xã hội, có liên hệ v.v. mà nay chỉ vì triệu chứng phong hủi ghê tởm hoàn toàn ngoài ý muốn của họ mà họ trở thành "nửa người nửa ngợm nửa đười ươi".

Một con người nạn nhân bị phong hủi như sống trong nấm mộ hoang trên thế gian này như thế mà bỗng chốc được lành sạch hoàn toàn thì còn gì bằng, thì còn gì sướng hơn, còn gì vui hơn, như từ cõi chết sống lại, làm sao không tưng bừng nhẩy nhót, làm sao không la lên hét lên chứ. Thế nên mới thông cảm được cho nạn nhân tật phong trong bài Phúc Âm hôm nay, cho dù được Đấng chữa lành cho căn dặn kỹ lưỡng rằng "'đừng nói cho ai biết, một hãy đi trình diện cùng trưởng tế và dâng của lễ theo luật Môsê để minh chứng mình đã được khỏi bệnh'. Nhưng đi khỏi, người ấy liền cao rao và loan truyền tin đó, nên Chúa Giêsu không thể công khai vào thành nào được".

Chắc chắn trước khi chữa lành cho nạn nhân phong hủi này, Chúa Giêsu đã biết trước dù có ngăn cấm anh ta sau khi chữa lành cho anh ta là không được nói gì với ai anh ta vẫn cứ nói, nhưng Người không vì thế mà không cứu chữa cho anh ta. Vấn đề vì anh ta loan truyền tin anh ta được chữa lành sạch khiến Người "không thể công khai vào thành nào được" không thành vấn đề, vì "hữu xạ tự nhiên hương", ở chỗ, cho dù "Người dừng lại ở ngoài thành, trong những nơi vắng vẻ", thế mà "người ta từ khắp nơi tuôn đến cùng Người" một cách khác thường, chứng tỏ ảnh hưởng và sức thu hút mãnh liệt của "Người Con duy nhất đến từ Cha... đầy ân sủng và chân lý".

 

Động lực chính yếu Chúa Giêsu cứu chữa nạn nhân chính là vì Người "động lòng thương", nghĩa là hoàn toàn vì Người, nên không một cái gì bên ngoài nơi đối tượng có thể gây trở ngại cho lòng thương xót của Người, trái lại, chính tình trạng khốn khổ của nạn nhân, cộng với niềm tin của anh ta đặt ở Người: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể khiến tôi nên sạch"được bày tỏ qua ngôn hành thích đáng của anh ta: "đến van xin Chúa Giêsu và quỳ xuống thưa", lại càng trở thành cảm hứng cho Người tỏ mình ra, thành cơ hội tốt đẹp để Người ban phát ơn lành: "Chúa Giêsu giơ tay đặt trên người ấy và nói: 'Ta muốn, anh hãy khỏi bệnh'. Tức thì bệnh cùi biến mất và người ấy được sạch".

Có một chi tiết nữa trong Bài Phúc Âm cũng cần phải lưu ý và khai thác nữa, đó là thái độ của Chúa Giêsu đối với nạn nhân phong hủi vừa được Người chữa lành cho: "Người nghiêm nghị bảo anh đi ngay". Tại sao thế - như thể Người vừa làm một chuyện gì đó lén lút cho/với anh ta vậy? Tại sao nạn nhân vừa được lành sạch bệnh phong hủi lại phải "đi ngay" - Kẻo bị người ta thấy hay sao? Thấy cái gì chứ? Thấy việc Người chữa lành cho anh ta à? Bằng không thì tại sao Người lại cấm không cho anh ta nói với ai?! Nhưng Người không cho anh ta nói về sự kiện anh ta được lành sạch hay về việc Người chữa lành cho anh ta??

Chi tiết này có thể cho thấy rằng nạn nhân phong hủi này dám liều lĩnh đến gặp riêng Người, kiểu chặn đầu Người, nhờ nghe ngóng tin tức ở đâu không biết, và dù chưa bao giờ gặp Người, mới chỉ nghe danh của Người, mà đã tin tưởng nơi Người, đến độ vượt hàng rào luật lệ tách ly người phong hủi ra khỏi xã hội loài người, không được gặp bất cứ một ai. Phải chăng chính hành động này của nạn nhân đã làm cho Người "động lòng thương", chẳng những chữa lành cho anh ta, mà còn tránh cho anh ta khỏi bị tố cáo lỗi luật giao tiếp của thành phần bị cùi hủi như anh ta. Trong khi đó, chính nạn nhân lại không "care", lại bất chấp tất cả sau khi được chữa lành, đi loan truyền sự thật lành sạch của mình, với tất cả tâm tình của câu họa trong Bài Đáp Ca hôm nay: "Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ con khỏi điều nguy khổ".

Phần Kitô hữu chúng ta cũng thế, ai cũng có tội, cũng sống chẳng khác gì như một con người bị cùi hủi, đáng ghê tởm, đáng bị mọi người xa lánh. Bởi thế, cho dù sau khi đã được thanh tẩy trong Phép Rửa tái sinh, chúng ta vẫn cần phải được chữa lành, được liên tục thanh tẩy bằng Bí Tích Hòa Giải. Vấn đề ở đây là chúng ta có cảm thấy hân hoan vui sướng sau khi tội lỗi cùi hủi của chúng ta được tha thứ và tâm hồn của chúng ta được tái lành sạch hay chăng, theo như tâm tình của Bài Đáp Ca hôm nay:

1) Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong lòng người đó chẳng có mưu gian!

2) Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đã không che giấu. Tôi nói: "Con thú thực cùng Chúa điều gian ác của con, và Chúa đã tha thứ tội lỗi cho con".

3) Chư vị hiền nhân, hãy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi người lòng ngay hãy hớn hở reo mừng.